Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Những điểm nên đến để tham quan du lịch ở Hòa Bình (tiếp theo)

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên
Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, thật hấp dẫn và làm hài lòng quí khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Giá vé vào cửa 25.000 đồng/ người (đã có bảo hiểm). Các dịch vụ mà khu du lịch có :
Du lịch ngắm cảnh thiên nhiên suối thác.
Tắm bể bơi với dòng nước suối thiên nhiên được lọc sạch bằng cát thạch anh và than hoạt tính nước chảy ra vào thường xuyên, không xử lý bằng hóa chất nên không làm ảnh hưởng đến làn da người tắm.
Vui chơi giải trí với các trò chơi dân gian kéo co, bắn nỏ, tung còn, đánh đu.
Chợ quê mua sắm quà lưu niệm với các sản phẩm dân tộc độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Phục vụ ăn uống với các món ăn đặc sản từ rừng.
Các khu nhà nghỉ mini dưới tán rừng sạch sẽ mát mẻ và tiện nghi.
Nhà hội trường phục vụ Hội nghị, Hội thảo 250 ghế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Các khu nhà sàn phục vụ họp lớp, họp bạn, vui chơi tập thể.
Văn nghệ cồng chiêng, nhảy sạp, múa xòe, đốt lửa trại ...
Cửu thác tú sơn - điểm đến hấp dẫn của du lịch Kim Bôi
“Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi Tú Sơn.” Du lịch Kim Bôi hiện nay được biết đến không chỉ bởi có suối nước nóng, mà nó còn nổi tiếng bởi sự kỳ của thiên nhiên, hùng vĩ của những thác, ghềnh ở nơi núi rừng. Cửu thác Tú Sơn - một khu du lịch mới với thác nước hùng vĩ, cảnh vật nên thơ hữu tình. Cửu thác Tú Sơn được ví von như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường. Quả thật không ngoa khi nói như vậy, nếu ai đã từng được ghé qua thì chắc vẫn không thể quên được những Thác Tiên Tắm, Thác Âu Cơ, Thác Bạc hùng vĩ...
Đường lên với Cửu thác cách đường quốc lộ dài chừng 1 km, du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc hoang sơ của cả cảnh vật và trong cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người mường, họ vẫn giữ nguyên lối sinh hoạt cũ, đậm chất của người dân tộc. Hai bên đường lên với khu cửu thác là những nương ngô, ruộng lúa xanh mướt, thấp thoáng phía chân núi có những đám mây trắng lững lờ trôi, bao quanh lấy những làng bản thưa thớt, mọi thứ thật thanh bình đều đưa ta đến gần với thiên nhiên hơn, tiếng suối rì rào hòa lẫn tiếng chim ríu rít như thúc giục người lữ khách đến với nơi Cửu thác.
Khám phá thác Bạc Long Cung
Đi từ Hà Nội đến thác Bạc Long Cung Hòa Bình mất khoảng 2 giờ. Trên đường đi, bạn sẽ gặp nhiều cảnh đẹp của đồi núi, nếu đi vào sáng sớm bạn sẽ được ngắm nhìn những ngọn núi tuyệt đẹp được những đám mây trắng ôm vào mình. Cảnh tượng lãng mạn như đang lạc vào một cõi tiên.
Thác Bạc Long Cung ở vị trí rất cao, nên bạn phải lên đến dốc, xe liên tục phải lên số. Nhưng khi xuống dốc thì tận hưởng cảm giác thật tuyệt vời, khoảng hơn một cây số, bạn không cần phải nổ máy, xe bon từ từ.
Nằm trong một không gian rừng núi, làng bản của người Mường mang đậm nét văn hoá Hoà Bình khu du lịch có đường vạn lý trường thành, suối thác, hồ, hang động, thung lũng xanh, nhà sàn lớn, nhà sàn mi ni ven suối… phục vụ khách du lịch.
Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng kỳ thú của thiên nhiên và nền văn hóa Hòa Bình.
Bên ven đường lên thác Bạc Long Cung tuyệt đẹp, cây cối um tùm và rất hoang sơ. Đi sâu vào khu du lịch thác Bạc Long Cung chứa đựng đầy sự kỳ vĩ, không khí và nhiệt độ trong thác Bạc được ví như Đà Lạt và đó là sự thật.
Vừa đặt chân tới Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), bạn sẽ ngỡ mình lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” chỉ có trong chuyện cổ tích. Những lo toan, mệt mỏi bỗng tan biến khi được đắm mình trong không gian mát dịu, bình yên của núi rừng đại ngàn.
Nét đẹp huyền ảo của Ðộng Ðá Bạc ở Lương Sơn
Động Ðá Bạc (thuộc xã Liên Sơn ) với chiều dài gần 70m, nhiều cung, phòng nhỏ. Nơi đây chứa đựng những giá trị tiềm tàng và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên.
Ðộng Ðá Bạc được phát hiện năm 1990 do sự tình cờ của người dân đi lấy củi. Ban đầu cửa động là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân địa phương mở rộng cửa động để dễ bề đi lại.
Bước vào trong động khoảng 6m, du khách sẽ đến động Cô Tiên. Ðộng có 2 ngăn, ngăn ngoài thoáng rộng, vòm trần có nhiều nhũ đá rủ xuống kết thành nhiều dải uốn lượn mềm mại như bức màn nhung. Dưới chân các khối nhũ đá, theo năm tháng, những giọt nước không ngừng nhỏ xuống tạo thành hai bể nước thiên đầy ăm ắp.
Sau động Cô Tiên là động Long Tiên, với nửa ngách động là một vành đá được thiên nhiên đẽo gọt giống như hình vành khăn buông trên vai thiếu nữ. Ðộng Long Tiên thông ra cửa phụ có ánh sáng ban ngày hắt vào dịu mát như ánh đèn neon, hoặc chập chờn như ánh trăng hư ảo.
Di tích lịch sử Nhà máy in tiền.
Các nhà thầu gấp rút thi công hệ thống hạ tầng tại khu di tích nhà máy in tiền xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy)
Theo Ban quản lý khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy), tính đến nay, các đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành các hạng mục của gia đoạn 1 khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền. Các hạng mục đã được thi công, bao gồm: nhà đón tiếp, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khôi phục nhà máy in tiền, hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng…
Chợ đèo Đá Trắng
Nằm trên Quốc lộ 6, đèo Đá Trắng như một “gạch nối” giữa huyện Tân Lạc và huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình. Mùa hè, những cơn mưa dông bất chợt ập đến, nắng lại bừng lên và cầu vồng xuất hiện...
Với cao độ hàng nghìn km so với mực nước biển, một bên là núi đá cao, một bên là vực thẳm, đèo Đá Trắng là một trong những con đèo có độ hiểm trở khá cao.
Trước năm 2003 , khi dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La chưa xong, người ta vẫn coi đây như là một con đèo của “tử thần”. Hiện nay, tuyến đường đã được cải tạo nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn quốc lộ vùng cao, mức độ nguy hiểm khi qua đèo này đã giảm đi rất nhiều.
Từ đỉnh đèo Đá Trắng xuôi về phía huyện Tân Lạc, có một “chợ đèo” với dãy lán nhỏ che chắn tạm bợ trên vạt đất sát bờ vực. Ở đây, bày bán những nông sản của người dân bản Tằm gần đó như ngô bắp, rau cải mèo, măng rừng, cơm lam và bán các sản vật, các giò hoa phong lan của núi rừng do người dân tìm kiếm được.
Động Tiên Phi
“Ngọc động Tiên Phi tiên giáng thế” , tọa lạc ở huyện Cao Phong. Trải qua chặng đường dài ngoằn nghèo uốn lượn trên đồi Thung Phi, hàng trăm bậc đá rộng tầm 2m đưa chân du khách vừa đi vừa thưởng ngoạn cảnh đồi núi tự nhiên trong lành. Dọc đường, các loại cây rừng hiếm có vẫn ngự trị nơi đây và nở hoa trắng muốt, có những dàn tím biếc, có những giỏ hoa luồng treo lủng lẳng như tổ kiến, đôi đoạn từng tảng đá dựa mình vào cây tạo nên dáng hình trái tim; lên tới đỉnh đồi là hàng phi lao và bạch đàn cao vút đứng yên bình giữa núi đồi lộng gió. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được những tảng đá to nằm sát ngay mép đồi, là địa điểm lý thú mà nhiều dấu chân du khách bước lên để thỏa trí tò mò và nhìn ngắm cảnh đẹp của thành phố từ phía xa. Do ý thức người dân và du khách tốt nên tại đây, thiên nhiên vẫn nguyên sơ, trong lành, không có rác thải như các khu du lịch khác. Những nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động, từ cửa động đến ngách sâu, mỗi khối đá được tạo hóa ban cho những hình thù mềm mại, hội tụ đủ những tiên nữ, tiên ông, sư tử, voi, rùa, hổ….như một khu rừng muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên. Nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến “ngọc động tiên phi tiên giáng thế” gắn với câu chuyện nàng tiên chị với dải áo tựa mây bay tìm tiên em trong nhân thế.
Lễ hội cầu mưa
Với những người đam mê du lịch lễ hội, lễ hội cầu mưa của người Mường và người Thái diễn ra vào tháng 3, 4 âm lịch hàng năm sẽ là gợi ý thú vị. Hằng năm, lễ cầu mưa của người Mường được tổ chức tại bãi Tếch Lìm (xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc). Trong lễ hội, nhân dân xóm Đon và xóm Chuông (xã Mỹ Hòa) sẽ bày binh diễn trận giả và khấn cầu vua nước làm mưa.
Cửu thác Tú Sơn
“Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”
Du lịch Kim Bôi hiện nay được biết đến không chỉ bởi có suối nước nóng mà nó còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên, hùng vĩ của những thác, ghềnh nơi núi rừng. Cửu thác Tú Sơn - một khu du lịch mới với thác nước hùng vĩ, cảnh vật nên thơ. Cửu thác Tú Sơn được ví von như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường. Quả thật không ngoa khi nói như vậy, nếu ai đã từng được ghé qua chắc vẫn không thể quên được những thác Tiên Tắm, thác Âu Cơ, thác Bạc hùng vĩ...
Kỳ ảo hang động Đầm Đa, Hòa Bình 
Cách Hà Nội chừng 100 km về phía nam, danh thắng Đầm Đa còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có với một thung lũng nằm giữa những đồi keo xanh mướt, những hang động thạch nhũ kỳ vĩ, nhiều màu sắc. Đặc biệt, những hang động lưu giữ dấu vết của người Việt cổ xưa như động Cung Tiên, hang Hồ.Đầm Đa là tên gọi của quần thể đền chùa, hang động thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Tới đây, khách du lịch sẽ đắm mình trong không gian bình yên của rừng cây, núi đá và nhiều hang động kỳ ảo.
Mùa lễ hội ở đây bắt đầu từ tháng giêng kéo dài đến tháng tư âm lịch với những điểm đến là các đền chùa để khách vãn cảnh như đền Trình, đền Mẫu, chùa Tiên… thờ những nhân vật trong truyền thuyết như Mẫu Âu Cơ, Mẫu Long, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Cô Chín…
Từ động Mẫu Âu Cơ, du khách có thể tham quan nhiều hang động khác theo các hướng bên phải như động Ông Hoàng Bảy, động Cô Chín, động Suối Vàng Suối Bạc, tiếp đó đến động Ông Hoàng Mười, động Cung Tiên, động Ông Hoàng Bơ và động Chùa Tiên. Bên trái đền Mẫu du khách có thể tham quan các động Bình An, Thủy Tiên…
Nổi bật nhất trong quần thể hang động là động Tam Tòa Thánh Mẫu (nơi có ba tòa động đẹp lung linh huyền ảo). Ở đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng như thạch nhũ hình mâm xôi, hình ông tiên, hình con rùa, con voi... du khách còn thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của những đồi keo, hồ nước trong xanh và làng mạc xã Phú Lão.
Khám phá động Hoa Tiên  
Động Hoa Tiên nằm ở lưng chừng núi Bưa Dâm. Từ chân núi, du khách đi theo các bậc đá chùng 100m tới cửa động thứ nhất. Đứng ở cửa động nhìn xuống theo lối cầu thang  bằng sắt vững chắc, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một toà động nguy nga. Vòm động cao 20m rộng chừng 50m với vô vàn khối nhũ lớn, nhỏ, Có khối nhũ khổng lồ “ mọc’ từ dưới lên như phật tọa toà sen. Lại có cả những nhóm tượng phật nhỏ hơn nhấp nhô bên cạnh. Cột nhũ động Hoa Tiên quả là to lớn và đẹp hiếm có, với cột chống tận vòm động cao tới 20m. Đi sâu vào bên trái là những hồ nước trong vắt, có hồ sâu tới 1 m, có hồ phẳng lặng, nước chỉ dừng ở gang tay. Các dải nhũ mềm mại buông xuống trông thật đẹp mắt, khi có ai đó gõ vào thì cả thế giới âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng từ thủa hồng hoang vọng lại. Bên cạnh hồ nước là cả một dải các hòn đá cuội xinh sắn, trơn bóng, màu nâu, màu đen, màu trắng, tròn trịa, lấp lánh dưới ánh đèn, trải vào tận vách hang.Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.
Sau giờ lâu thưởng ngoạn trong lòng động, du khách trở ra theo một lối đi khác và khi đã ngồi trên thuyền xuôi về thị xã Hoà Bình, ngắm nhìn phong cảnh lòng hồ thơ mộng, du khách sẽ còn bâng khuâng lưu luyến mãi về một động Hoa Tiên huyền diệu.
Huyền ảo động Thiên Long 
Ðộng Thiên Long nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy gồm một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung); cảnh mờ ảo với vẻ đẹp tự nhiên.
Thiên nhiên đã tạo lập và ban phát cho danh thắng này những khối nhũ đá kỳ lạ như hiện thân của cuộc sống sôi động, hoang dã cách hàng triệu năm về trước. Những kiệt tác của thiên nhiên làm đắm say lòng người như muốn níu kéo bước chân du khách.
Được biết, cách động 1km là rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt, có rất nhiều loại gỗ quý như cây chò chỉ hàng trăm tuổi cao chót vót và thảm thực vật nhiệt đới phong phú, đa dạng.
Thuộc quần thể các điểm di tích của huyện Yên Thủy như chùa Hang, đền Vó - Xăm, Hang nước, động Thiên Tôn, gần tuyến với Vườn quốc gia Cúc Phương, động Thiên Long sẽ trở thành thắng cảnh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. 
Lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường Vang  
Đầu năm mới Tân Mão, vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, quanh co chúng tôi tới vùng đất Mường Vang, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) để được hòa mình vào lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường xưa.
Vào ngày mồng 7 tháng Giêng theo lịch Mường (tức ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch), người dân xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn  tổ chức lễ hội Đình Cổi. Bà con nơi đây không còn nhớ lễ hội Đình Cổi có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ già trong làng kể lại. Thời ấy, Mẹ là quốc Mẫu Hoàng bà cùng các vua thường qua lại đây dạy dân cách trồng trọt, khai phá ruộng nương, cấy lúa, trồng bông dệt vải...Nhớ ơn công đức, lời dạy của quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng đã lập miếu thờ. Lễ hội Đình Cổi bắt đầu từ đó và được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Mường.

 Vượt lên cả ý nghĩa tâm linh, lễ hội Đình Cổi của người dân Bình Chân còn mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là khuyên răn, nhắc nhở con cháu yêu lao động sản xuất, quý trọng thành quả của gia đình; sang năm mới mọi công việc phải hài hòa. Chính từ những ý nghĩa sâu sắc trên mà lễ hội Đình Cổi đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xã Bình Chân mà còn cả đất Mường Vang (Lạc Sơn - Hòa Bình)./.

Hang động Cao Phong - Tiềm năng du lịch cần được khai thác  
Cao Phong được nhiều người biết đến là vùng đất có hai loại cây đặc sản là mía tím và cam. Bên cạnh đó, với thế mạnh là nằm ven vùng hồ Hoà Bình và các bản làng dân tộc, Cao Phong đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng về các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái.
Mới đây, huyện Cao Phong tiếp tục phát hiện một quần thể hang động tự nhiên hoang sơ. Phát hiện này mở ra cho huyện Cao Phong một hướng đi mới trong phát triển dịch vụ du lịch. Quần thể hang động này nằm trên dẫy núi đá vôi thuộc địa phận thị trấn Cao Phong, cách Quốc lộ 6 khoảng 1 km. Dẫy núi đá vôi này được người dân địa phương gọi là núi Đầu Rồng. Nhìn từ xa, ngọn núi trông như một chiếc đầu Rồng quay về hướng Đông. Ở dưới chân núi có 2 miệng nước khá lớn tạo thành 2 giếng nước tự nhiên chảy ra từ lòng núi quanh năm trong vắt, không bao giờ cạn. Từ lâu, người dân thường xuyên sử dụng nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Việc phát hiện quần thể hang này cũng rất tình cờ. Trong những lần đi săn, người dân địa phương đã lần lượt khám phá ra một hệ thống hang động nằm khuất trong những rặng cây rừng. Hệ thống hang động này bao gồm 10 hang lớn nhỏ chia đều ra các khu vực xung quanh núi. Trong đó, có một số hang cạn nằm ở lưng chừng núi và một số hang nước nằm ở chân núi. Dựa trên đặc điểm tự nhiên của từng hang mà người dân địa phương đặt cho nó những cái tên gọi khá kỳ thú như Thạch Động Hoa Sơn, Phong Sơn Động, Động Thuỷ Phong, Lưu Thuỷ Phong…
Chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá quần thể hang động núi Đầu Rồng của huyện Cao Phong bắt đầu từ Thạch Động Hoa Sơn. Hang này có vị trí khá thuận tiện, nằm ở lưng chừng núi và quay mặt ra hướng Quốc lộ 6. Miệng hang rộng, thẳng đứng, sâu khoảng 30m, chiều dài từ 600-700m chia làm 3 khoang lớn gồm 2 tầng và nhiều ngách nhỏ. Hang được gọi là Thạch Động Hoa Sơn vì trong đó có khá nhiều ngách hang nhỏ chứa đựng hàng vạn nhũ đá được thiên nhiên tạo nên từ ngàn năm. Nhũ đá từ dưới mọc lên, từ trên phủ xuống, lớp lớp chồng lên nhau tạo nên nhiều hình thù kỳ bí.
Ngắm nhìn những nhũ đá này, chỉ cần mở rộng trí tưởng tượng một chút, chúng ta có thể hình dung ra được muôn vạn vật hết sức kỳ thú xung quanh chúng ta. Có hình trông như muôn thú nô đùa, rình mồi. Có hình giống như nàng tiên đang bay về trời. Có hình giống như một rỏ trứng khủng long. Có hình lại như một dãy san hô dưới lòng biển. Đặc biệt, trong số những thạch nhũ phủ từ trần hang xuống, khi gõ vào phát ra âm thanh như tiếng cồng, chiêng của các bản mường.
Rời những hang cạn, chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá những hang nước nằm trong quần thể hang động núi đầu rồng. Nằm ở phía đông bắc dưới chân núi Đầu rồng là một chiếc hang được gọi là Lưu Thuỷ Phong. Hang này được tạo thành bởi dòng suối chạy xuyên qua lòng núi quanh năm nước chảy, hang có chiều dài trên 600m. Để đi được vào bên trong làng hang, phải dùng thuyền nhỏ lách quả các ngách nhỏ ở cửa hang, nước ở đây có chỗ sâu tới 14m, vào sâu bên trong vòm hang rộng, vừa bơi thuyền thong thả, chúng tôi có thể thoải mái để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bên trong….
Cũng giống như những hang cạn, ở hang nước này có khá nhiều thạch nhũ với muôn hình sắc thái theo trí tưởng tượng chủa chúng ta. Nhưng khác với hang cạn, những thạch nhũ này nằm trong mặt nước và kéo phủ lên trần hang. Phía trên trần hang cũng có nhiều thạch nhũ phủ xuống. Do chưa có bàn tay tác động của con người nên trong hang có khá nhiều dơi. Hàng vạn con dơi đã chọn trần hang làm nơi cư ngụ và sinh sống, phân của chúng phủ hàng gang tay trên mặt đá. Nếu được khai thác hợp lý, đây sẽ là nguồn nguyên liệu quý cho việc chế biến phân vi sinh hoặc để phục vụ nghiên cứu khoa học.
Mỗi hang đều chứa đựng những sắc thái riêng của tự nhiên, nhưng tất cả tạo nên một quần thể độc đáo hiếm có. Quần thể hang động Cao Phong là một trong những kiệt tác do thiên nhiên ban tặng, lại rất thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nên lối vào hang còn khá hoang sơ. Nếu được đầu tư hợp lý, quần thể hang động sẽ là một điểm du lịch sinh thái độc đáo, phục vụ cho nhu cầu tham quan nghỉ mát trong tương lai.
Phát hiện con đường cổ xưa bậc nhất ở Việt Nam 

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã phát hiện ra con đường cổ xưa bậc nhất tại hang xóm Trại, huyện Đà Bắc. Theo nghiên cứu ban đầu đoạn đường cổ này có niên đại 8 đến 9 ngàn năm
Theo phát hiện, hang xóm Trại là nơi cư trú lâu dài của người nguyên thủy trong văn hóa Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu của giới khảo cổ thì hang này có niên đại cách chúng ta từ khoảng 7 đến 21 ngàn năm; phát hiện thấy tầng văn hóa trong hang có độ dày trung bình lên tới 5m. Lối đi cổ ở ngách phía Bắc của hang có niên đại 21 ngàn năm là lối đi đầu tiên của người nguyên thuỷ vào, ra hang.
 Theo tiến sỹ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á thì, di tích hang xóm Trại được các nhà khoa học trong nước phát hiện vào năm 1970. Tuy nhiên, phải đến năm 1980, hang xóm Trại mới được biết đến là nơi ở, đường đi của người nguyên thủy. Các cuộc khai quật diễn ra liên tiếp trong những năm 1980, 1981, 1982, 1986.
Năm 2004 và năm 2008, các nhà khoa học khảo cổ đầu ngành Việt Nam mới tiến hành khai quật với quy mô lớn. Việc tu bổ, tôn tạo tại hang xóm Trại lần đầu tiên được Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á thực hiện vào năm 2004.
Năm 2008, các nhà khảo cổ học đào sâu xuống lòng đất gần 4m đã phát hiện một lối đi cổ. Đó là những vết mòn vẹt, nhẵn thín trên những phiến đá, do bàn chân con người giẫm lên cả ngàn năm mới tạo thành. Phía trên thành hang, những mẩu đá lồi ra cũng nhẵn thín do tay người vịn vào khi di chuyển.
Tiến sỹ Việt phân tích, thời gian qua, chúng ta mới chỉ làm được phần nhỏ trong kế hoạch tu bổ, tôn tạo là làm sạch, đổ silicon làm phiên bản và phủ keo Wacker VV5 bảo vệ. Nếu tu bổ, tôn tạo được như kế hoạch thì hang xóm Trại có thể trở thành địa điểm rất sinh động, hấp dẫn để giới thiệu với khách nghiên cứu và tham quan về văn hoá Hoà Bình.
Tiến sỹ Việt là người đầu tiên phát hiện và thực hiện khai quật dấu tích của con đường cổ ở hang xóm Trại. Tiến sỹ Việt cho biết: “Những vết mòn, dấu tích xưa chỉ thấy xuất hiện trên những tảng đá gốc hay đá lăn tự nhiên thành lối, thành hàng song song với vách núi và chỉ cách vách núi khoảng một tầm tay vịn. Những vết mòn đó lại xuất hiện hai bên cửa hang của một di tích khảo cổ thời tiền sử.
Năm 2004, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một ngách đi vào hang sớm nhất. Ngách đi vào hang sớm nhất của những người Hoà Bình đầu tiên sử dụng hang này nằm sâu trong tầng văn hoá cổ chừng 4m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang. Theo nghiên cứu ban đầu thì đoạn đường cổ này có niên đại từ 8 đến 9 ngàn năm.
Theo Tiến sỹ Việt thì đây là "hệ thống dấu mòn đi lại cổ vào loại nhất thế giới".
=================================
Contact with us:
DU LỊCH TRAVELLAND VIỆT :
Hotline: 0904146855 (Ms.Hương Quế)/ 0987020992 (Ms.Tiến)
Skype: travelland.viet
Y!M: travellandviet / luhanhvanminh

Những điểm nên đến để tham quan du lịch ở Hòa Bình

Bản Lác Mai Châu
Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Theo Trưởng bản Hà Công Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Thời điểm “phất” lên rõ nhất của bản Lác là từ năm 1997, khi ấy, bản Lác bốn mùa nhộn nhịp khách ghé thăm. Cứ người nọ mách người kia, du khách tìm đến bản Lác mỗi ngày một đông. Có những hôm khách ghé thăm nhiều hơn người dân bản. Nhà trong bản không đủ cho khách trọ. Có cung ắt có cầu. Dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Không chịu thua kém chị em, đàn ông Thái đen cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre... để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Cứ thế, ngày qua ngày, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản này và loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.
Mộ cổ Đồng Thếch
Nằm ở xã Vĩnh Đồng- huyện Kim Bôi, khu di tích mộ cổ Đống Thếch còn lưu giữ hàng trăm ngôi mộ cổ của các dòng họ Đinh Công, dân tộc Mường.
Xung quanh mộ được chôn nhiều hòn mồ bằng đá cao tới 3m trên khắc chữ Hán ghi tên người đã chết. Người Mường quan niệm rằng người chết vẫn có linh hồn và linh hồn thường được trú ngụ và gửi gắm vào đá. Do đó các cột đá ( hòn mồ ) dựng lên không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là đánh dấu mộ. Từ thông tin quý giá về xã hội Mường, táng thức Mường cổ cùng các đồ vật tìm thấy được khi khai quật, khu mộ cổ Đống Thếch đã được bộ Văn Hoá Thông Tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Khu du lịch bản Mường - Giang Mỗ 
Cách thị xã Hoà Bình 12 km, dưới chân núi Mỗ. Bản Giang Mỗ gồm 100 ngôi nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt, hệ thống dẫn nứoc, cối giã gạo, cung nỏ săn bắn, phương thức làm ruộng cùng các lễ hội, phong tục tập quán Mường...
Bạn có thể ghé thăm bất cứ nhà nào mà bạn muốn. Trong các khung nhà sàn ấm cúng bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt, xem các chương trình văn hoá văn nghệ dân gian, mua quà lưu niệm do chính tay người Mường làm ra. Thú vị hơn nếu bạn được nghe chủ gia thổi sáo Ôi, chơi đàn bầu đón khách bên vò rượu cần thơm nức. Cách bản Mường chừng 1 km là bản Dao đỏ là một địa chỉ mà du khách quốc tế thường đến tham quan từ nhiều năm.
Danh thắng huyện Lạc Thuỷ
Lạc Thuỷ cách Thị Xã Hoà Bình 80 km, là nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng thuộc các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình. Đây cũng là nơi giao thoa giữa hai miền văn hoá Kinh - Mường, nơi cư trú của người nguyên thuỷ xưa, nơi mang đậm dấu ấn của nền “ Văn Hoá Hoà Bình
Lạc Thuỷ có động Thuỷ Tiên, động xuyên qua lòng núi Nà Hang trải dài tới 1299m. Vào động , du khách đi bằng thuyền nan, trong hang tối, dưới ánh đèn các nhũ đá nhiều hình, nhiều vẻ buông rủ trong không gian tĩnh lặng. Du khách có thể neo thuyền để câu cá hay lắng tai nghe tiếng nước nhỏ tí tách nơi vách động , Ngược lên phía Bắc huyện, du khách tiếp tục cuộc hành trình thăm động tiên hay chùa Tiên ở xã Phú Lão. Muốn vào động Tiên, du khách không thể không đi qua đền Trình, ẩn mình dưới bóng cây rêu phong cổ kính. Đi về phía chân núi phía Tây chừng 1 km du khách đến khu đền thờ Mẫu - một tín ngưỡng của người Việt Cổ. Từ đền mẫu ngược lên phía Bắc men theo chân núi chừng 1 km ta sẽ đến với trang di chỉ sinh học và Động Tiên, đường lên gấp khúc chữ chi, xếp nhiều phiến đá làm bậc tạo nên thú vui leo núi cho khách. Vào động Tiên ta như lạc vào một thế giới thần kỳ, các nhũ đá lấp lánh ánh bạc trên trần mang hình dáng của các loài chim muông cầm thú. Những khối, những hình quả phật thủ, quả bầu, quả bí được nâng niu trên tay nhà Phật, con voi vươn vòi hút nước tưới cho các thửa ruộng bậc thang mầu mỡ, đàn rồng ấp trứng, đàn lợn quây quần…Đi lên cổng trời thì gặp các cô gái Mường đội quả đào tiên đứng giữa mây trời bảng lảng. Động Tiên vốn thuộc về quần thể chùa Hương Tích. Cứ vào mùa Xuân người dân Hương Sơn lại mang lễ vật sang Phú Lão để xin mở cửa rừng, rồi hội Chùa Hương và hội Động Tiên cùng mở. Đã có nhiều dự án kêu gọi đầu tư tôn tạo biến Lạc Thuỷ trở thành một điểm du lịch Văn Hoá – Sinh thái đầy tiềm năng.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và vùng hồ Hòa Bình
Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất hiện nay ở nước ta, là niềm tự hào, đánh dấu những bước đi đầu trên chặng đường CNH, HĐH. Công trình là biểu tượng của tình hữu nghị cao đẹp giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây.
Nhà máy Thuỷ Điện Hoà Bình được xây dựng từ 1979 đến 4/1994, với 8 tổ máy đạt công suất 1.920MW cung cấp 1/3 sản lượng điệ toàn Việt Nam.
Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều hạng mục công trình có giá trị như: Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh uy nghi trên đồi ông Tượng, bằng đá granít cao tới 18m; nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau; đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hi sinh trên công trình Thuỷ Điện.
Cùng với các chức năng về xã hội, kinh tế, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách thăm quan.
Vùng hồ Hòa Bình có chiều dài 230 km từ Hòa Bình đi Sơn La, sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa. Với lòng hồ rộng lớn, núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một Hạ long nổi trên núi, hai bên bờ thấp thoáng ẩn hiện những bản Mường,Thái, Dao... còn nguyên bản sắc. Bạn có thể ngủ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước hữu tình hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước. Du khách có thể cảm nhận một vẻ đẹp hoành tráng của vùng hồ khi những tia nắng đầu tiên tỏa ánh long lanh xuống mặt hồ, hay tận hưởng cảnh hoàng hôn rực rỡ cả một vùng sông nước mênh mông. Một chuyến du sơn, ngoạn thủy thoải mái và thú vị đang chờ đón quí khách./.

Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác (Mai Châu- Hòa Bình)

 Mai Châu là một huyện ở cực Tây của tỉnh Hòa Bình, là một thung lũng yên bình với những mái nhà sàn nằm nép mình bên dưới những tán cây cổ thụ và màu xanh ngút ngàn của đồng ruộng.
Từ thành phố Hòa Bình xuôi theo quốc lộ 6 với dốc Cun Cao như cổng trời Tây Bắc thì tới Mai Châu, tại đây có 1 bản với 100% là đồng bào dân tộc Thái đen tên là Bản Lác. Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết đến như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch miền Bắc với nét yên bình, xinh đẹp.

Thời điểm “phất” lên rõ nhất của bản Lác là từ năm 1997, khi ấy, bản  bốn mùa nhộn nhịp khách ghé thăm. Cứ người nọ mách người kia, du khách tìm đến bản Lác mỗi ngày một đông. Có những hôm khách ghé thăm nhiều hơn người dân bản. Nhà trong bản không đủ cho khách trọ. Có cung ắt có cầu. Dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Không chịu thua kém chị em, đàn ông Thái đen cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre... để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Cứ thế, ngày qua ngày, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản này và loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.

Con đường nối giữa thị trấn Mai Châu và Bản Lác như 1 sợi chỉ đen lọt thỏm giữa màu xanh của những cánh đồng lúa. Bản Lác với những ngôi nhà sàn nép mình, giữa màu vàng tươi của cây trái. Có những ngôi nhà sàn được du khách phong tặng là “khách sạn 3 sao, 4 sao”. Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây.  Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ – nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà.

Cùng với đó là các dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc dân tộc như  biểu diễn văn nghệ, các bài hát truyền thống, các điệu xòe Thái, các món ăn và không thể thiếu rượu cần.  Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể như cắm trại, thi hát karaoke. Bản Lác không chỉ cuốn hút du khách bởi núi rừng, vẻ e ấp của những sơn nữ mà nó còn cuốn hút bởi sự ấm áp tình người của người dân nơi đây.

Điều thú vị ở bản Lác là đi tới đâu du khách cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi trước cửa nhà dệt vải, đôi bàn tay đưa nhanh thoăn thoắt nhưng miệng vẫn luôn tươi cười mời bạn vào xem những sản phẩm thổ cẩm đa dạng được đặt ở ngay đó.

Nếu thích, bạn cũng có thể thử cảm giác trở thành những thiếu nữ dân tộc xinh đẹp trong những bộ váy dân tộc nhiều màu sắc. Sẽ thật thiếu nếu tới bản Lác mà không đi chợ sớm của bản. Trong không khí của buổi sớm mai trong trẻo, chợ sớm chỉ là những sạp hàng bày bán đơn giản, hoa quả vẫn còn tươi nguyên đọng sương đêm.  Chen vào buổi chợ sớm là những tiếng cười nói, đâu đó vang lên giọng nói ngọng nghịu của người dân chưa nói sõi tiếng Kinh nghe vui mà ấm đến lạ.

Ghé thăm bản Lác, du khách không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi này. du khách sẽ được chủ nhà mời ngồi trên chiếc chiếu hoa được đặt trang trọng ở giữa nhà. Sau đó khách sẽ được chủ nhà mời uống rượu cần, ăn cơm lam với thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn dân tộc mà bất kỳ ai từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên như gà gói lá dong nướng, cá suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương…

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên./.
=================================
Contact with us:
DU LỊCH TRAVELLAND VIỆT :
Hotline: 0904146855 (Ms.Hương Quế)/ 0987020992 (Ms.Tiến)
Skype: travelland.viet
Y!M: travellandviet / luhanhvanminh

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa


Dòng người cứ đến 30 Hoàng Diệu tưởng nhớ anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng ít ai chú ý đến một cây bằng lăng cũng âm thầm đổi màu từng ngày...

Trong những ngày qua, hằng vạn người dân từ khắp mọi miền đã đổ về Hà Nội để được vào viếng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số nhà 30 Hoàng Diệu.
Từng dòng người lặng lẽ bước chân qua con phố tiến về số nhà 30 Hoàng Diệu mong được thắp nén nhang tiễn biệt Đại tướnglần cuối cùng. Những giọt nước mắt lăn dài trên má mỗi người dân, những hình ảnh cảm động liên tục được báo chí ghi lại.
Nhưng ít ai chú đến một cây bằng lăng âm thầm thay đổi trong suốt những ngày diễn ra lễ viếng tại tư gia Đại tướng và trong ngày tiễn đưa Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình.
Cây bằng lăng này nằm tại ngã 5 Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong. Cây khá cao (khoảng 10m) và có tán rộng che phủ cả đoạn vỉa hè ở đây. Trong những ngày đầu viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu, khi những chiếc ô tình nguyện chưa xuất hiện thì đây là một trong những chiếc ô hiếm hoi tự nhiên che nắng cho những người dân đội nắng chờ đợi vào viếng Đại tướng.
Tuy nhiên, ít người chú ý rằng, chỉ trong ít ngày từ khi Đại tướng ra đi, cây bằng lăng này đã thay đổi khá nhiều.
 Bức ảnh chụp lúc 15h ngày 7/10, khi lễ viếng tại tư gia Đại tướng vừa bắt đầu được 30p.
Bức ảnh chụp lúc 15h ngày 7/10, khi lễ viếng tại tư gia Đại tướng vừa bắt đầu được 30 phút. Lá cây bằng lăng này còn rất xanh và tán khá rộng.
 Đến trưa ngày 9/10, tán cây Bằng lăng này đã chuyển dần sang màu đỏ.
Đến trưa ngày 9/10, tán cây bằng lăng này đã chuyển dần sang màu đỏ.
 Vào hồi 11h50p ngày 10/10, tán lá của cây Bằng Lăng đã hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.
Vào hồi 11h50p ngày 10/10, tán lá của cây bằng lăng đã hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.
 8h38p ngày 13/10, khi linh xa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi trên phố Hoàng Diệu, cây Bằng lăng đã rụng mất rất nhiều lá đỏ, cành lá đã bắt đầu thể hiện sự khô héo.
8h38p ngày 13/10, khi linh xa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi trên phố Hoàng Diệu, cây bằng lăng đã rụng nhiều lá đỏ tiễn Người đi.
 Cây Bằng lăng giờ đã lá đỏ đứng âm thầm như chịu tang Đại tướng.
Cây bằng lăng lá đỏ đứng âm thầm như chịu tang Đại tướng.
 Trong khi đó, những cây bằng lăng khác xung quanh phố Hoàng Diệu không hề xảy ra việc tương tự.
Trong khi đó, những cây bằng lăng khác xung quanh phố Hoàng Diệu không hề xảy ra hiện tượng tương tự. (ảnh chụp lúc 10h30 ngày 13/10/2013)
 Và đến 16h50p ngày 13/10/2013, cây Bằng lăng này đã rụng gần như trơ trụi những chiếc lá....
Và đến 16h50p ngày 13/10/2013, cây bằng lăng này đã rụng lá rất nhiều...
 Dường như không chỉ có người dân mới tiếc thương sự ra đi của Đại tướng mà ngay đến cây cỏ cũng muốn bày tỏ lành thành kính.
Dường như không chỉ có người dân mới tiếc thương sự ra đi của Đại tướng mà ngay đến cây cỏ cũng muốn bày tỏ lòng thành kính đến người anh hùng, làm thay đổi cả vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

(Theo Soha.vn)

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Những con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới

Dạo bước trong những con đường mùa thu lãng mạn này, bạn sẽ cảm nhận được rõ nét hơn vị thu ấm nồng.10 điểm đến tuyệt đẹp cho mùa thuTới thăm "vương quốc lá đỏ” mùa thuMùa thu cùng đi nhặt hạt dẻ ở Hàn QuốcMê mẩn với cảnh sắc mùa thu ở Liêu Ninh

Không biết từ bao giờ, mùa thu được coi là mùa lãng mạn nhất trong năm, xuất hiện nhiều trong thơ ca, âm nhạc hay nhiếp ảnh và tranh vẽ. Mùa thu với những con đường trải đầy lá vàng rơi, hàng cây phong đỏ lung linh trong nắng vàng ruộm làm se lòng người mỗi sớm thu về từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Cùng điểm lại một vài với con đường ngập tràn lá vàng dưới đây để cảm nhận rõ nét hơn hương vị mùa thu về...
1. Con đường Thủy sam, Hàn Quốc
Nếu bạn là fan trung thành của những bộ phim lãng mạn của xứ sở Kim chi thì hẳn bạn đã nhìn thấy con đường này trên màn ảnh. Đây chính là con đường Thủy sam nổi tiếng - một trong những con đường đẹp nhất Hàn Quốc.
Con đường này dài khoảng 8,5km, chạy dọc theo Quốc lộ 24 và là một trong những tuyến đường chạy xe phổ biến nhất ở xứ Hàn.
Con đường Thủy sam khi còn xanh mướt...
Những cây thủy sam ở đây đã hơn 40 tuổi và cao hơn 20m. Những tán cây đan vào nhau, che chắn ánh nắng Mặt trời. Vào mùa hè, tán cây thủy sam như cao vút hơn với màu xanh mướt.
... rực rỡ khi vào thu...
Nhưng mùa thu mới là lúc con đường đẹp nhất, khi những cây thủy sam bắt đầu thay màu lá. Chúng tạo thành một con đường tuyệt đẹp và kỳ lạ khiến người đi có cảm giác như đang đi trên con đường trong một câu chuyện cổ tích vậy.
2. Đường cây bạch quả, Nhật Bản
Không ồn ào như đường bạch quả (ginkgo) nổi tiếng ở Icho Namiki (Aoyama), con đường cây bạch quả ở công viên Showa Kinen (Tachikawa) mang nét tĩnh lặng hơn. Có lẽ vì thế mà khung cảnh ở đây càng trở nên thơ mộng và quyến rũ.
Hai đường cây bạch quả nổi tiếng này nằm ngay lối vào của công viên, được ngăn cách giữa một con kênh nhân tạo. Vào mùa thu, hơn 100 cây bạch quả thi nhau chuyển mình thay màu lá vàng rực rỡ. Con đường ngập tràn trong sắc lá thu vàng tạo thành một bức tranh vô cùng nên thơ.
3. Đại lộ Diaoyutai, Trung Quốc
Mùa thu đến, đại lộ Diaoyutai Ginkgo, Bắc Kinh (Trung Quốc) lại bước vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm với sắc vàng kỳ diệu, lung linh, óng ả của những hàng cây bạch quả ngàn năm tuổi.
Con đường này nằm gần Diaoyutai State Guesthouse và được mệnh danh là con đường tình yêu của thành phố Bắc Kinh. Nơi đây thu hút rất nhiều cặp tình nhân bởi vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của nó.
Còn đối vối giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là nhiếp ảnh và hội họa, Diaoyutai lại được coi là thiên đường nghệ thuật, nơi thỏa sức sáng tạo, đem đến nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho tâm hồn yêu nghệ thuật.
4. Đại lộ Blue Ridge, Mỹ
Blue Ridge Parkway là một con đường nổi tiếng về cảnh đẹp tự nhiên và được cho là một trong những con đường đẹp nhất nước Mỹ. Tuyến đường trải dài thơ mộng này bắt đầu ở công viên quốc gia Shenandoah, thuộc tiểu bang Virginia kéo dài xuống tận công viên quốc qua Great Smoky Moutains của tiểu bang North Carolina.
Với chiều dài gần 755km, Blue Ridge Parkway được mệnh danh là “con đường xanh” bởi những tán cây xanh mượt bao phủ khắp con đường. Nhưng thực sự Blue Ridge Parkway đẹp nhất lại chính là vào mùa lá đổi màu.
Trong mùa thu, hơn 100 loài cây khác nhau trải dài theo con đường núi cùng “rủ” nhau “rực cháy” với đủ các màu vàng, đỏ, nâu…tạo nên một bức tranh sắc thu khổng lồ ngây ngất lòng người.
5. “Con đường văn học”, Mỹ
Literary Walk (tạm dịch: Con đường văn học) là một con đường xinh đẹp nằm trong khuôn viên Central Park, New York (Mỹ). Cứ mỗi mùa thu sang, Literary Walk lại khoác lên mình một tấm áo vàng tươi tắn.
Con đường êm ái trải đầy lá vàng này là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn vừa thả bộ vừa ngắm cảnh. Hoặc bạn cũng có thể thư giãn ngồi trên ghế và thưởng thức một cuốn sách hay.
Literary Walk không chỉ nổi tiếng là con đường mùa thu lãng mạn nhất nhì Central Park mà còn nổi tiếng là khu vực đặt nhiều pho tượng các tác gia và nhà thơ nổi tiếng thế giới như William Shakespeare, Sir Walter Scott, Robert Burns…
6. Đại lộ Niagara, Canada
Canada là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích mùa thu. Sắc màu ấn tượng của rừng thu với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ có thể được tìm thấy ở tất cả những khu rừng của Canada vào tháng 9 và tháng 10.
Thủ tướng Anh Winston Churchill trong một lần tới thăm đại lộ Niagara thuộc bang Ontario, Canada đã thốt lên rằng: “Nơi đây là con đường đẹp nhất thế giới trong một chiều Chủ nhật mùa thu”.
Chạy men theo con sông Niagara, phân cách nước Mỹ và Canada, quả thực đại lộ Niagara chính là con đường đẹp nhất Canada trong sắc thu thơ mộng với rừng cây lá đỏ tuyệt đẹp. Dọc theo đại lộ, bạn cũng có thể ghé vào thị trấn nhỏ Queenston để thưởng thức thứ rượu Niagara thơm nức như mùi nhựa thông.
7. Đường phố ở Vancouver, Canada
Miền Đông Canada thường được nói đến nhiều nhất nếu bạn muốn khám phá các màu sắc mùa thu ở đất nước có biểu tượng lá phong này. Nhưng thậm chí nếu bạn đang ở một vùng khác, bạn vẫn có thể tận hưởng cảm giác tuyệt vời này. Vancouver là một ví dụ điển hình. Nằm ở miền Tây của Canada, nhưng mùa thu ở đây cũng vô cùng thơ mộng.
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, những con phố ở Vancouver lại ngập tràn trong những tán lá phong mùa thu tuyệt đẹp. Điều đặc biệt là những con phố ở đây không mang một màu sắc giống nhau mà đa dạng trong với các sắc vàng, đỏ, nâu…
8. Đường kênh đào Midi, Pháp
Kênh đào Midi (Canal du Midi) đem lại cho du khách cảm giác của một miền Tây Nam nước Pháp thật yên bình, trong sáng và đầy thơ mộng. Khác với cảnh tượng hoành tráng của con sông lớn nhất nước Pháp - Garonne - nằm liền kề, dòng kênh Midi thật nhỏ xinh và gợi lên chút gì đó rất riêng tư, tĩnh lặng.
Đây chính là nơi để bạn thoát khỏi cái ồn ào của thành phố, để đắm chìm trong dòng nước xanh trong. Bạn có thể tảo bộ trên con đường trải đầy lá phong đỏ dọc con kênh, hay lang thang trên những cây cầu nhỏ xinh rồi ngồi thư giãn tại chiếc ghế đá ven đường…
Kênh đào Midi hiện lên thật xinh đẹp và bình dị trong sắc thu huyền ảo. Kênh đào Midi đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.